Giới thiệu

Giới thiệu


Dòng Họ Nguyễn Quang

Thôn An Hiệp - Xã Quỳnh Giao - Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình

 

1. Nguồn gốc lịch sử dòng họ:

Ngài Thủy Tổ họ Nguyễn Quang - An Hiệp, Cụ Nguyễn Phúc Sinh là con cháu Ngài Chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa), vị chúa thứ 6 nhà Nguyễn. Cách đây gần 300 năm, cụ Nguyễn Phúc Sinh cùng hai em gái là Nguyễn Thị Lan (Sênh) và Nguyễn Thị Hòe (Sang) về sinh sống tại làng Nam Đinh, nay là thôn An Hiệp và lập nên dòng họ Nguyễn Quang ngày nay.

Dòng họ xuất phát có tên đệm là “PHÚC” sau chuyển thành “BÁ” và rồi chuyển thành “QUANG”. Theo tương truyền cụ Tổ Bà có móng tay ban đêm phát quang, dệt cửu không cần đèn nên cho là có điềm sáng (điềm may mắn) linh báo cho dòng họ, từ đó dòng họ lấy tên đệm là “QUANG”. Ngày nay còn có nhiều suy luận khác để lý giải cho việc đổi tên đệm, nhưng đến nay chữ “Quang” đã và đang là niềm tự hào của dòng họ.

Dòng họ Nguyễn Quang từ duy nhất một người và đến nay đã phát triển rộng lớn, có mặt trên các miền tổ quốc, và một số nước trên thế giới. Nhiều người trưởng thành học cao, chức trọng, và có nhiều đóng góp cho lợi ích xã hội, đất nước. Nhưng dù sống ở đâu, thì mọi thành viên trong họ đều có tâm hướng về cội nguồn, dòng tộc, hướng về quê hương bản quán. Đó chính là truyền thống của dòng họ và cũng là nhờ hồng phúc của Tiên Tổ.

Ngài Thủy Tổ cùng các bậc tiên liệt như cụ Thiếu, cụ Sứ, cụ Chánh đã để lại công đức cao dày cho dòng tộc, và xã tắc, là tấm gương đạo đức sáng ngời cho ngàn đời con cháu noi theo. Bia đá ghi sắc phong và công đức các ngài còn đó, các công trình kiến trúc gắn liền với dòng họ vẫn còn đây, là minh chứng và là di sản vô giá còn lưu lại muôn đời.

Nhà thờ Họ Nguyễn Quang đã tổ chức kỷ niệm 200 năm (1813-2013) và vinh dự đón nhận bằng di tích lịch sử. Đây là niềm vinh dự lớn cho dòng tộc và quê hương. Các thế hệ hậu duệ được thừa hưởng vinh quang nhưng cũng nhận thêm trách nhiệm nặng nề phải gìn giữ tu bổ, và tôn vinh để các công trình mãi mãi trường tồn

Các công trình kiến trúc là các di sản quý giá, là pho sử ghi lại trung thực nhất, khách quan nhất, đậm nét nhất, là những thước phim tư liệu quý giá ghi lại quá trình hoạt động, và phát triển của dòng họ gắn liền với sự phát triển của xã hội đương thời.

 

2. Cụ Nguyễn Quang Thứ

CỤ:  NGUYỄN QUANG THỨ

Ngày giỗ (12-10 Âm Lịch)

Phần mộ tại Thôn Ngẫu Khê - xã Quỳnh Hoàng- Quỳnh Phụ- Thái Bình.

Cụ NGUYỄN QUANG THỨ là con thứ hai trong 5 người con đẻ của cụ NGUYỄN QUANG BẢO (Cụ ĐỒ BẢO) và là Tổ của ngành 2.

Tên thường gọi là cụ “CÁN” vì sinh thời cụ làm chánh tổng kiêm huyện cán nên theo phong tục lễ giáo của người xưa thường gọi tên theo chức danh, kiêng không gọi tên húy. Theo lời cụ Nguyễn Quang Trì kể lại, khi làm việc huyện cán cụ đã làm nhiều việc tốt giúp đỡ dân làng Ngẫu Khê xã Quỳnh Hoàng, nghỉ việc quan cụ còn về làm thuốc và dạy học cho làng vì thế dân làng biết đến công ơn của cụ, dân làng đã hiến cho phần đất tốt nhất để làm nơi an nghỉ vĩnh hằng. Phần đất đặt mộ của cụ được an vị trên đỉnh cao nhất của gò đất, xung quanh là ruộng lúa, địa thế phong thủy đẹp nhất khu vực. Theo hướng dẫn của người thầy Tàu, thi hài cụ được an táng theo kiểu “Đào sâu chôn chặt” không bốc mộ như truyền thống của địa phương, theo cụ Trì ghi chép lại thì quan tài được đặt sâu đúng bằng chiều dài một cây nứa.

Do mộ cụ đặt tại làng Ngẫu khê cách quê nhà khoảng 5km nên các cụ hậu duệ đã nhờ một gia đình có nhiều ân nghĩa với cụ ở gần đó trông nom hương nhang, gia đình đó truyền đời trông nom ngôi mộ, tính đến nay không biết đã bao đời nhưng gia đình đó sống chân thành, rất tốt bụng, hàng năm vào dịp Thanh Minh con cháu lên thắp hương đều ghé thăm gia đình. Người ngày nay được truyền lại trông nom ngôi mộ là anh NÔM (khoảng 45 tuổi), anh rất nhiệt tình, năm 2018 khi xây lại mộ anh tham gia lao động không thiếu buổi nào, anh còn giúp đỡ rất nhiều phương tiện dụng cụ, điện nước cho việc xây dựng, nhiều người đã có nhận xét “anh Nôm còn nhiệt tình tích cực hơn cả một số người con trai trong ngành”. Đây là tình cảm quý giá mà dân làng Ngẫu Khê đã dành cho cụ và dòng họ ta, đây cũng là nhờ ơn đức cao dày của cụ CÁN đã để lại cho con cháu hậu duệ, chúng ta ngày nay và kế tiếp mai sau cần gìn giữ và phát huy tình cảm tốt đẹp đó.

Năm 1968 khi đất nước còn chia cắt, giặc Mỹ ném bom miền bắc, kinh tế xã hội kiệt quệ, đại đa số người dân đói ăn, nhưng cụ Nguyễn Quang Trì đã kêu gọi mọi người trong ngành góp gạch, vôi, cát, gồng gánh từ nhà lên mộ (khoảng 5km) xây quây lại rồi dựng bia đḠđể nhận cho khỏi mất mộ. Con cháu sau này phải biết đến việc này để ghi nhận công đức, ghi nhận công lao to lớn của các bậc thế hệ thứ 9, thứ 10 của ngành ta còn ở lại quê nhà đã hết lòng gìn giữ mồ mả và các di sản văn hóa của Tổ Tiên để lại.  

Đến năm 1992 bà con tổ chức quyên tiền xây ngôi mộ, tuy không to đẹp nhưng so với thời kỳ đó ngôi mộ cũng được xây loạt đầu tiên ở khu vực đó.

 

Đến năm 2018, dòng họ cải tạo ngôi mộ cụ Cán bằng đá tự nhiên, nguyên khối:

Tin tức & sự kiện